TP.HCM: Bé trai đi học rồi mất tích gần 2 tháng
Sáng 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ. Nhấn mạnh "ấn tượng và xúc động", Tổng Bí thư đánh giá, chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy "sóng to, gió lớn", thậm chí có thời điểm "bão tố" ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới.Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương các thành phố lớn luôn giữ vị trí tốp đầu đóng góp vào tăng trưởng như TP.HCM, Hà Nội và các địa phương mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vào tốp đầu về các chỉ số tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách."Đất nước giàu mạnh thì người dân phải được thụ hưởng thành quả này. Không chỉ có mục tiêu tăng trưởng mà làm sao phải nâng cao đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau", Tổng Bí thư nêu rõ. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - đây là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Do đó, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo Tổng Bí thư, việc tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính ngân sách, quản lý tài nguyên. Tôi mong muốn các lãnh đạo, từng cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức sẽ thấm nhuần tư tưởng trung tâm "kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc". Coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách và là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới.Đồng thời, cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Bỏ tư duy "không quản được thì cấm", đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", tạo không gian mới và động lực phát triển.Tư duy đổi mới cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ quản lý các cấp. Nhanh chóng khắc phục những chồng chéo, bất cập trong hệ thống hiện hành, tạo nền tảng pháp lý ổn định, dễ tuân thủ. Một vấn đề, một nội dung chỉ quy định tại một luật; doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Theo đó, cần ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý cho những mô hình kinh tế mới và thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Theo Tổng Bí thư, khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế.Tổng Bí thư cũng lưu ý ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt theo phương châm "phát triển để ổn định - ổn định để phát triển".Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, theo Tổng Bí thư, cần coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế "xin - cho" và tư duy bao cấp.Cần cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Thực hiện chính sách "khoán tăng trưởng" cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược như 3.000 km đường bộ cao tốc, hơn 1.000 km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ban hành và lộ trình thực thi giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn gồm Hà Nội và TP.HCM.Đặc biệt, Tổng Bí thư cũng đưa ra các câu hỏi gợi mở về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng". "Điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật? Tại sao chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.Theo Tổng Bí thư, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó. Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?"Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Mỹ lần đầu đem SM-3 vào thực chiến khi đánh chặn tên lửa Iran
Cẩm nang tuyển sinh 2023 về với học sinh phố núi mộng mơ
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt.
Sau 2 năm tổ chức thành công, vòng loại khu vực Tây Nam bộ TNSV đã trở thành tâm điểm chú ý của giới sinh viên và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các trường ĐH tại khu vực ĐBSCL. Minh chứng rõ nét nhất chính là số lượng đội bóng tham gia tăng gấp đôi so với mùa giải đầu tiên. 8 cái tên sẽ cùng nhau tranh tài ở mùa này gồm: Trường ĐH Trà Vinh, Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Đồng Tháp, Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Nam Cần Thơ. Trong đó, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Đồng Tháp hứa hẹn mang đến luồng gió mới cho giải đấu khi lần đầu góp mặt.So với những khu vực khác, vòng loại khu vực Tây Nam bộ được đánh giá là khắc nghiệt nhất khi chỉ có 1 suất vào VCK. Đặc biệt, các trận cầu nảy lửa sẽ diễn ra trên SVĐ Cần Thơ (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), nơi sở hữu mặt sân cỏ đạt chuẩn quốc gia cùng 4 khán đài hơn 30.000 chỗ ngồi.Tại khu vực Tây Nam bộ mùa giải này, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long và Trường ĐH Đồng Tháp dù là tân binh nhưng đều có sự chuẩn bị rất chu đáo. Nếu như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chi hàng trăm triệu đồng để rèn quân thì Trường ĐH Đồng Tháp đã thuê hẳn HLV người nước ngoài. Trong khi đó, những đội bóng "quen thuộc" như Trường ĐH Tây Đô, Trường ĐH Cửu Long, Trường ĐH FPT Cần Thơ, Trường ĐH Nam Cần Thơ cũng đầy khát khao được góp mặt ở VCK.Riêng với Trường ĐH Cần Thơ, sau khi để vuột mất tấm vé vào VCK năm 2024 vào tay Trường ĐH Trà Vinh, chắc chắn năm nay thầy trò HLV Châu Đức Thành rất quyết tâm lấy lại vị thế số 1 khu vực của mình. Cũng vì vậy, hành trình bảo vệ "ngôi vương" 2024 khu vực miền Tây của Trường ĐH Trà Vinh sẽ nhiều gặp chông gai khi số đội tham gia năm nay gia tăng, các đội đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tham vọng lớn hơn.Ngoài điều kiện sân bãi đã sẵn sàng, vòng loại khu vực Tây Nam bộ TNSV THACO cup 2025 đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất lớn từ Ban giám đốc Công an TP.Cần Thơ trong việc chỉ đạo, phân công lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự. Cùng với đó là sự hỗ trợ của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong công tác đảm bảo y tế suốt giải đấu. Ông Trương Công Quốc Việt, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.Cần Thơ, chia sẻ: "Đến nay, tất cả các khâu đã sẵn sàng cho 15 trận đấu vòng loại khu vực Tây Nam bộ khởi tranh từ ngày 8 - 17.1. Số lượng đội đăng ký tham dự tăng chứng tỏ sức hút của giải đấu ngày càng lớn. Ngành thể dục thể thao TP.Cần Thơ rất vui mừng khi được đồng hành cùng Báo Thanh Niên trong sự kiện ý nghĩa này".
Đề xuất xây hồ chứa 200 ha, dời điểm khai thác nguồn nước sạch cho TP.HCM
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.